Theo khảo sát của BetterCloud (2017): “Đến năm 2020, 73% doanh nghiệp trên thế giới sẽ sử dụng SaaS và con số này có xu hướng tăng dần theo thời gian.”
Nguồn: BetterCloud
Trong khi xu hướng SaaS và điện toán đám mây đang dẫn đầu thế giới công nghệ, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn còn khá xa lạ với thuật ngữ này.
Bài viết sau đây sẽ giúp bạn có một cái nhìn tổng quan về SaaS và những ưu thế của nó so với loại hình phần mềm truyền thống SaaP.
Các khái niệm
SaaS là từ viết tắt của “Software as a Service”, tạm dịch là Phần mềm dạng Dịch vụ, được định nghĩa là mô hình phân phối dịch vụ ứng dụng phần mềm; trong đó nhà cung cấp không bán sản phẩm phần mềm mà bán dịch vụ dựa trên phần mềm đó. Hiểu một cách đơn giản, nhà cung cấp tạo ra và duy trì một phần mềm chạy trên nền tảng web, và khách hàng có thể truy cập từ xa thông qua internet sau khi trả một khoản phí thuê định kỳ (hàng tháng, quý, năm).
SaaP viết tắt của “Software as a Product” hay còn gọi là “on-premise”, là một sản phẩm phần mềm mà doanh nghiệp trả tiền bản quyền “trọn gói” để sử dụng toàn bộ phần mềm.
Những mối quan tâm khi lựa chọn SaaS hoặc SaaP
Hạn chế rủi ro khi đầu tư phát triển phần mềm
Trước đây, các doanh nghiệp Việt thường có xu hướng tự phát triển phần mềm theo kiểu “đo ni đóng giày” để phù hợp nhất với hoạt động kinh doanh, hoặc tìm đến những sản phẩm trọn gói. Cách đầu tư này hoặc sử dụng SaaP sẽ phải trả một khoản chi phí rất lớn để sử dụng phần mềm; đồng thời mất rất nhiều thời gian và công sức để triển khai. Mặc dù vậy, doanh nghiệp vẫn chưa thể chắc chắn rằng giải pháp này có triển khai thành công hay không.
Trong khi đó, phần mềm dạng dịch vụ lại giống như việc người dùng đặt chỗ để sử dụng dịch vụ, cách sử dụng này hiện đại, tiết kiệm và giảm thiểu rủi ro hơn rất nhiều. Thời gian để triển khai một phần mềm dạng dịch vụ thường chỉ mất khoảng 1 tuần đến 2 tháng, so với thời gian 6 tháng hoặc lâu hơn để lắp đặt hoàn chỉnh một hệ thống như SaaP. Người dùng sau khi được cấp tài khoản có thể đăng nhập và sử dụng được ngay.
Dễ dàng mở rộng quy mô sử dụng
Sau khi đăng ký sử dụng dịch vụ, doanh nghiệp có thể dễ dàng mở rộng số tài khoản sử dụng cho nhân viên của mình hoặc cập nhật thêm các tính năng mới mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động vận hành của các bộ phận khác. Điều này có ý nghĩa rất lớn với những doanh nghiệp đang trên đà tăng trưởng hay có ý định mở rộng quy mô hoạt động. Nếu cảm thấy không phù hợp, người dùng hoàn toàn có thể ngừng sử dụng dịch vụ.
Luôn được cập nhật
Đối với các hệ thống SaaP, chắc hẳn doanh nghiệp sẽ cần phải “nuôi dưỡng” bộ phận IT riêng trong công ty để xử lý các vấn đề kỹ thuật trong quá trình vận hành phần mềm. Ngược lại, đối với các doanh nghiệp sử dụng SaaS thì họ không cần phải tập trung và dành quá nhiều thời gian, tiền bạc vào đó, vì đã có đội ngũ hỗ trợ từ các công ty cung cấp dịch vụ SaaS giúp họ làm điều này. Ngoài ra, doanh nghiệp còn được hưởng lợi từ việc đội ngũ phát triển từ nhà cung cấp sẽ luôn cập nhật, sửa đổi các lỗi hay bổ sung thêm tính năng cao cấp hơn cho phần mềm của họ.
Quan ngại về vấn đề bảo mật thông tin
Một số doanh nghiệp cho rằng khi “sở hữu” phần mềm thì họ hoàn toàn kiểm soát thông tin để đảm bảo tối đa tính bảo mật, hoặc cho rằng sẽ không an toàn khi thông tin doanh nghiệp được lưu trữ trên nền tảng bên ngoài doanh nghiệp, chẳng hạn, dịch vụ “điện toán đám mây”. Thực tế thì hoàn toàn ngược lại. Dù lưu trữ trên nền tảng bên trong hay bên ngoài doanh nghiệp, khả năng bị tấn công vào hệ thống thông tin là như nhau. Để đảm bảo an toàn dữ liệu tại cơ sở, chi phí đầu tư không hề thấp và yêu cầu bắt buộc duy trì liên tục quy trình an ninh dữ liệu với đội ngũ chuyên gia tại cơ sở. Các nhà cung cấp SaaS hiểu mối lo này và an toàn dữ liệu là vấn đề sống còn trong dịch vụ của họ. Chính vì thế, nhà cung cấp SaaS luôn lựa chọn những nền tảng điện toán đám mây với công nghệ bảo mật và đội ngũ chuyên gia hàng đầu. Bên cạnh đó, luôn luôn có cam kết bảo mật thông tin trong giao dịch SaaS và đó là thước đo độ tín nhiệm quan trọng nhất của nhà cung cấp loại hình dịch vụ này.
Thực trạng ứng dụng SaaS tại Việt Nam
Theo báo cáo thị trường IT Landscape 2020, mặc dù có những xu hướng sử dụng SaaS tại Việt Nam, song thị trường chưa thực sự hấp dẫn khi các doanh nghiệp Việt Nam còn khá cứng nhắc trong việc áp dụng thay đổi, chỉ 5-7% công ty đang ứng dụng SaaS. Để bắt kịp với xu hướng công nghệ và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, các doanh nghiệp cần có cái nhìn cởi mở hơn và tìm cho mình một nhà cung cấp SaaS phù hợp.
Phần mềm quản lý bếp ăn iCatering ứng dụng mô hình SaaS với nhiều lựa chọn phù hợp với quy mô và tính chất của từng doanh nghiệp. Với sự tận tâm và chuyên nghiệp của một đội ngũ kết hợp gồm các chuyên gia tài chính, công nghệ thông tin và vận hành logistic, chúng tôi không chỉ đơn thuần mang đến cho bạn một giải pháp công nghệ mà còn đồng hành cùng bạn trong một chiến lược dài hạn.
Nhanh tay ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ để trải nghiệm những lợi ích bất ngờ từ phần mềm của chúng tôi.
Hotline: 0961 96 66 98 (Ms.Châm)