Theo chia sẻ thực tế đến từ các khách hàng của Solomon, họ thường gặp rất nhiều khó khăn khi nhân sự chủ chốt nghỉ việc. Điển hình tại các bếp ăn công nghiệp, khi một đầu bếp giỏi rời đi, doanh nghiệp thường khó có thể giữ được bí quyết và công thức món ăn. Nguyên nhân là do hầu hết các bếp ăn công nghiệp hiện tại đang vận hành chủ yếu dựa trên kinh nghiệm của người đầu bếp mà không có một quy trình hay bộ định lượng rõ ràng.
Mặt khác, đối với các doanh nghiệp gia đình, việc chuyển giao thế hệ cũng được xem như là một bài toán nan giải.
Theo nghiên cứu mới đây của Viện nghiên cứu Doanh nghiệp gia đình (Family Business Institute), chỉ có 30% doanh nghiệp gia đình thực hiện chuyển giao thành công sang thế hệ thứ hai, 12% chuyển giao thành công sang thế hệ thứ ba, chỉ 3% chuyển giao thành công sang thế hệ thứ tư và các thế hệ tiếp theo.
Thực tế này cũng diễn ra với các doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam hiện nay. Trong một lần có dịp làm việc với anh P.T.T – giám đốc một công ty suất ăn công nghiệp có tiếng ở TP.HCM, anh T chia sẻ: “Anh làm trong nghề gần 20 năm, cũng lớn tuổi rồi, giờ đây chỉ muốn con cái nối nghiệp gia đình nhưng anh vẫn đang loay hoay không biết phải làm như thế nào. Anh và con có những quan điểm không giống nhau nên rất khó.”
Vậy tại sao việc chuyển giao thế hệ trong các doanh nghiệp gia đình thường mang lại kết quả ảm đạm như vậy?
Khoảng cách quá lớn giữa hai thế hệ
Thách thức lớn mà các doanh nghiệp gia đình gặp phải trong quá trình chuyển giao chính là làm sao dung hòa sự khác biệt trong hệ tư tưởng giữa thế hệ chuyển giao và thế hệ kế cận. Trong khi thế hệ F1 làm theo kinh nghiệm và các mối quan hệ, thì thế hệ F2 hầu hết được đào tạo từ nước ngoài, có lối suy nghĩ và tư duy theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hơn nhưng lại thiếu đi những trải nghiệm thực tế.
Hệ thống quản lý và vận hành cũ đã không theo kịp quy mô phát triển
Những doanh nghiệp khi đã trải qua một lịch sử dài, hệ thông quản lý sẽ ngày một trở nên rất phức tạp và không đảm bảo được tính minh bạch. Đặc biệt, nhiều công ty gia đình có phương thức quản lý bằng sổ sách truyền thống đã trở thành một thói quen trên suốt hành trình dài của doanh nghiệp. Đây là một thách thức lớn với những lãnh đạo trẻ để có thể thay đổi, nắm bắt và theo kịp với xu hướng của thị trường.
Suy nghĩ ngại thay đổi trong tổ chức
Khi đã đạt đến sự ổn định thì con người rất khó tìm ra động lực để thay đổi, chính vì vậy mà doanh nghiệp của họ trở nên ngại thay đổi và khó nhìn ra những điểm mới để cải tiến công việc. Trong khi đó, môi trường kinh doanh ngày nay thường xuyên thay đổi với tốc độ chóng mặt, tư duy mới của doanh nghiệp là sự thích nghi cao độ và xem thay đổi là một điều tất yếu, là một yếu tố bất biến trên thương trường. .
DOANH NGHIỆP CẦN LÀM GÌ XÂY DỰNG TÍNH KẾ THỪA BỀN VỮNG?
Xây dựng một nền tảng vững chắc
Bắt đầu xây dựng một nền tảng vững chắc, bài bản ngay từ đầu được xem là chìa khóa thành công của sự chuyển đổi. Đừng bao giờ mắc phải sai lầm trong việc thiết kế công ty phụ thuộc vào chủ doanh nghiệp hoặc một nhân sự chủ chốt nào đó. Thay vì như vậy, hãy cố gắng hướng tới việc thực hiện các hệ thống rõ ràng, chuẩn hóa quy trình làm việc mà người khác có thể dễ dàng tiếp cận và nắm bắt được. Bằng cách đó, khi bạn hay một nhân sự quan trọng rời đi, công ty vẫn có thể hoạt động tốt.
Xóa bỏ rào cản về khoảng cách thế hệ
Những khác biệt về văn hoá, phương pháp làm việc, kinh nghiệm là những điều cần được điều chỉnh và dung hoà để tạo ra tiếng nói chung giữa hai thế hệ. Điều đó giúp cho doanh nghiệp gia đình phát huy được những giá trị truyền thống mà vẫn theo kịp với nhịp thở của nền kinh tế hiện đại.
Đem lại sự đổi mới: ứng dụng công nghệ vào quản lý
Nếu không bàn về kinh nghiệm đi trước, chắc hẳn các thế hệ tương lai luôn tự tin hơn hẳn so với các bậc cha anh khi nói về công nghệ. Do đó, các nhà lãnh đạo đương nhiệm nên tin tưởng và tạo cơ hội để họ chủ động tạo dựng và đổi mới. Việc ứng dụng các phần mềm, công nghệ mới có thể tạo nên một quy trình hiệu quả và chuẩn mực hơn. Các thế hệ tiếp theo cũng sẽ được thúc đẩy văn hóa sáng tạo, và từ đó họ sẵn sàng thích ứng với sự thay đổi khi thời điểm chuyển giao quyền lực xảy ra.
Xây dựng tính kế thừa là một kế hoạch dài hạn đối với mỗi doanh nghiệp, đòi hỏi những chiến lược, lộ trình chi tiết và sự đầu tư sáng suốt của người lãnh đạo.